Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG PHÂN LÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU XANH ĐXVN7 1 TRONG VỤ HÈ THU NĂM 2018 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Vũ Ngọc Thắng, nnk nnk

Tóm tắt


Nghiên cứu tiến hành đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng lân bón khác nhau đến sinh trưởng và năng suất của giống đậu xanh ĐXVN7 trong điều kiện vụ hè thu tại Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng mật độ gieo trồng từ 20 lên 30 cây/m2 và lượng lân bón từ 60 lên 120 kg P2O5/ha thì tổng thời gian sinh trưởng của giống đậu xanh có xu hướng rút ngắn từ 79 ngày xuống còn 77 ngày. Bên cạnh đó khi tăng mật độ gieo trồng từ 20 lên 30 cây/m2 làm giảm khối lượng chất khô toàn cây, số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số SPAD, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể. Tuy nhiên chiều cao cây và chỉ số diện tích lá lại có xu hướng tăng lên. Khi tăng lượng lân bón chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô toàn cây, số lượng và khối lượng nốt sần, chỉ số SPAD, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất có xu hướng tăng lên. Giá trị cao của các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất được quan sát ở mức bón 120 kg P2O5/ha. So sánh về hiệu quả kinh tế giống đậu xanh ĐXVN7 trồng với mật độ 25 cây/m2 ở mức bón 120 kg P2O5/ha cho lãi thuần cao nhất đạt 39.582.400 VNĐ và tiếp theo là mật độ trồng 25 cây/m2 với mức lân bón 90 kg P2O5 /ha đạt lãi thuần là 39.322.400 VNĐ.
Từ khóa: Đậu xanh, mật độ, phân lân, hiệu quả kinh tế

Toàn văn:

Download (English)
Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt