Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

DIẾN BIẾN VÀ MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA BỆNH THÁN THƯ (Colletotrichum sp.) GÂY HẠI CÀ PHÊ GIỐNG CATIMOR TẠI SƠN LA, HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ BỆNH NGOÀI ĐỒNG RUỘNG

Hoàng Văn Thảnh, Lê Thị Thảo, Phạm Thị Mai, Phạm Văn Thọ, Phạm Thị Thanh Hường

Tóm tắt


Tóm tắt: Ở những vùng trồng cà phê tại Sơn La, bệnh thán thư (Colleltotrichum sp.) là một trong những bệnh chủ yếu gây hại. Nấm bệnh gây hại trên lá, cành, quả và là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng quả trên cây cà phê. Trong năm 2016-2017, bệnh thường xuyên phát sinh gây hại trên cành và lá, chỉ số bệnh lá từ 1,63-3,96% và ít biến đổi. Trên cành, chỉ số bệnh tăng dần từ tháng 4-8, đây là những tháng có nhiệt độ và ẩm độ phù hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Cuối tháng 8 đầu tháng 9, chỉ số bệnh đạt cao nhất từ 16,67-17,78% và giảm rõ rệt từ cuối tháng 9 trở đi. Quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư xuất hiện từ tuần thứ 6 sau khi hoa đợt cuối nở. Tỷ lệ quả bị rụng chiếm 48,34-52,83%, trong đó tỷ lệ quả rụng do bị bệnh từ 42,63-45,39%. Hiệu lực trừ bệnh thán thư trên cây cà phê của thuốc hóa học thuốc Anvil 5SC cao nhất đạt 77,78%, thuốc Antracol 70WP cao nhất đạt 79,14 % ở 15 ngày sau phun, chế phẩm CFO cao nhất đạt 72,53% ở 12 ngày sau phun.
Từ khóa: Bệnh thán thư, cây cà phê, Colletotrichum sp.

Toàn văn:

Download (English)
Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt