Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CẮT TỈA CÀNH ĐẾN SỰ RA HOA, ĐẬU QUẢ VÀ NĂNG SUẤT NHÃN TẠI TỈNH SƠN LA

Vũ Quang Giảng

Tóm tắt


Đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật cắt, tỉa cành nhãn được tiến hành tại xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Thí nghiệm được bố trí với 5 công thức. Công thức 1 (CT1): cắt tỉa ở vị trí thu hoạch chùm quả; công thức 2: cắt bỏ cành được hình thành từ 01 đợt lộc cũ cuối cùng giáp chùm quả; công thức 3 (CT3): cắt bỏ đoạn cành
được hình thành từ 2 đợt lộc cũ giáp chùm quả; công thức 4 (CT4): cắt tỉa xuống cành có đường kính 1,5 - 2 cm; công thức 5 (CT5): đối chứng, theo kỹ thuật của nông dân (bẻ chùm quả). Tỉa bớt 25% số lộc mới ra, để lại 2-3 lộc khỏe ở tất cả các công thức. Kết quả cho thấy tỷ lệ chồi ra hoa của các công thức khá cao, đạt từ 68,3% (công thức 4) đến 78,9% (công thức 2). Kích thước ngồng hoa của công thức 3 là cao nhất (chiều dài đạt 21,6 cm, chiều rộng đạt 16,68 cm). Số đợt ra lộc trung bình trong năm sau khi cắt tỉa cao nhất ở công thức 5 (2,93 đợt/cây), thấp nhất công thức 4 (2,13 đợt/cây). Khả năng duy trì quả của công thức 3 là tốt nhất, đạt 45,03 quả/chùm. Đường kính và chiều cao của quả nhãn ở công thức 3 là cao nhất, đạt tương ứng 2,36 ± 0,22 cm và 2,41 ± 0,19 cm. Tỷ lệ cùi nhãn ở tất cả các công thức đều đạt trên 66%. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của công thức 3 là cao nhất, tương ứng đạt 50,97 kg/cây và 57,58 kg/cây.

Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt