Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HẠT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT CỎ GHINÊ MOMBASA (PANICUM MAXIMUM CV MOMBASA) TRỒNG TẠI MAI SƠN, SƠN LA

Hồ Văn Trọng

Tóm tắt


Thí nghiệm này được thực hiện năm 2016 – 2017 nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của 3 khoảng cách
trồng (70x70cm, 70x100cm, 100x100cm) và 3 phương pháp thu hạt (rung bông hàng ngày, bao túi lưới nylon và
cắt bông một lần 15 ngày sau khi trổ bông được 50%) đến năng suất và chất lượng hạt cỏ ghinê mombasa trồng
tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách trồng và phương pháp thu hạt có ảnh hưởng rõ rệt đến năng
suất và chất lượng hạt giống cỏ ghinê mombasa trồng tại Sơn La (P<0,05). Đối với khoảng cách trồng 70x100cm
cho năng suất cao nhất 562,95kg/ha và tỷ lệ nảy mầm là 81,36%. Phương pháp thu hạt bằng bao túi lưới nylon
cho năng suất hạt cao nhất 578,43kg/ha và tỷ lệ nảy mầm là 85,18%.
Từ khóa: Cỏ Ghinê Mombasa, sản xuất hạt cỏ, năng suất và chất lượng hạt cỏ.

Toàn văn:

Download (English)
Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt