Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI TRE TRÚC TẠI HUYỆN MỘC CHÂU VÀ VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA

Hoàng Thị Hồng Nghiệp, Lê Tuấn Anh, Vũ Thị Ngọc Ánh

Tóm tắt


Đã ghi nhận được 13 loài tre trúc tại Mộc Châu và Vân Hồ, Sơn La thuộc 08 chi gồm: Arundinaria, Bambusa, Dendrocalamus, Gigantochloa, Indosasa, Schizostachyum và Oligostachyum. Có 04/13 loài chưa được định danh đến tên loài; Có duy nhất 01 chi với số loài chiếm ưu thế là Dendrocalamus v ới 46,1%. Các chi còn lại chỉ có 01 loài (chiếm tỷ lệ 7,7%); Riêng với Oligostachyum sp. và Arundinaria sp. chỉ phát hiện tại khu vực huyện Vân Hồ. Các loài tre trúc có số lượng cá thể nhiều và tần xuất bắt gặp lớn với 7/13 loài là: Dendrocalamus aff pachystachys, Dendrocalamus sem iscandens, Dendrocalamus barbatus, Indosasa crassiflora, Maclurochloa sp., Schizostachyum pseudolima và Oligostachyum sp.. Các loài còn lạ i chỉ bắt gặp 1 đến 2 lần/tuyến điều tra; Tre trúc tại khu v ực nghiên cứu chủ yếu sinh trưởng ở mức trung ình đến tốt chiếm
84,6%, có 15,4% loài được đánh giá là sinh trưởng xấu là Gigantochloa albociliata và Bambusa sp.. Phần lớn các loài tre trúc đều mọc tự nhiên trong rừng từ xa xưa và một số ít được trồng tại nương rẫy; Trong 13 loài tre trúc được phát hiện tại khu v ực nghiên cứu, có loài mọc cụm, cụm thưa v ới chiều cao cây và đường kính thân cây lớn (HVN từ 19-25m, HDC từ 8,5-9cm) như: Dendrocalamus aff pachystachys, Dendrocalamus aff giganteus, Dendrocalamus membranaceus. Loài mọc tản có chiều cao cây và đường kính thân cây nhỏ (HVN là 6,4m, HDC là 2,9cm) như: Arundinaria sp. Đã lựa chọn được các loài tre trúc phù hợp cho măng mang lạ i giá trị kinh tế như: Lành hanh, Măng đắng, Bương phấn và Mạy hốc Sơn La.

Từ khóa: Tre trúc, hiện trạng, phân ố tại Sơn La

Toàn văn:

PDF (English)
Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt