Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT HỌ ĐẬU (FABACEAE) Ở KHU RỪNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG MƯỜNG PHĂNG - PÁ KHOANG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Vũ Thị Liên, Nguyễn Thị Minh Châu, Hoàng Thị Thanh Hà, Phạm Thị Thanh Tú, Đinh Văn Thái, Phạm Hồng Thái

Tóm tắt


Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thành phần loài thực vật và tính đa dạng của họ Đậu (Fabaceae) ở Khu rừng Di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng - Pá Khoang, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực vật học truyền thống để điều tra, đánh giá trong thời gian thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 11/2020. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 52 loài, 32 chi của họ Đậu (Fabaceae). Các chi đa dạng nhất của họ Đậu Fabaceae) là Bauhini, Crotalaria và Desmodium với 5 loài, sau
đó là chi Senna và Acacia 3 loài, sau đó là các chi Caesalpinia, Pueraria, Uraria và Mimosa cùng có 2 loài. Có 9 nhóm giá trị sử dụng khác nhau, trong đó số lượng loài thuộc nhóm cây sử dụng làm thuốc chiếm ưu thế với 50 loài, sau đó là nhóm cây làm thực phẩm với 10 loài, tiếp đó là nhóm cây cho gỗ và làm cảnh cùng có 8 loài; nhóm
cây làm thức ăn cho vật nuôi với 3 loài; nhóm cây làm phân xanh, làm dây buộc và nhóm cây cho độc với 2 loài. Có 3 yếu tố địa lý chính là các yếu tố nhiệt đới châu Á, yếu tố các loài cây trồng và yếu tố cận đặc hữu Việt Nam.

Toàn văn:

PDF (English)
Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt