Gửi bài
http://jbis.ueh.edu.vn//index.php/TSTHQL/author/submit
Liên Kết

RỆP HẠI ĐẬU TƯƠNG (Aphis glycines Matsumara) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CHÚNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU

Vũ Quang Giảng

Tóm tắt


Tóm tắt: Nghiên cứu về rệp hại đậu tương (Aphis glycines Matsumura) được tiến hành ở
phường Chiềng Sinh, TP. Sơn La. Kết quả cho thấy rệp gây hại nặng trên đậu tương ở giai đoạn
cây đậu tương ra hoa tới khi quả vào chắc; tất cả các bộ phận của cây (lá, thân, cành, quả) đều bị
rệp gây hại. Tỷ lệ cây bị rệp trên giống SM cao nhất là 57% ở giai đoạn hạt đậu tương bắt đầu vào
chắc; tỷ lệ cây bị rệp hại trên giống DT84 cao nhất đạt 60% ở giai đoạn trước khi hạt vào chắc 1
tuần. Chỉ số hại cao nhất của rệp trên giống SM là 35,67% vào lúc sau thời điểm bắt đầu ra hoa 1
tuần và trên giống DT84 là 24,67% vào lúc sau thời điểm bắt đầu ra hoa 2 tuần. Có 4 loài bọ rùa
ăn rệp đậu tương là bọ rùa đỏ (Micrapis discolor Fabr.), bọ rùa đỏ viền đen (Chilocorus sp.), bọ
rùa đen (Chilocorus nigritus Fabr.) và bọ rùa 6 vệt đen (Menlochilus sexmaculatus Fabr.), trong đó
bọ rùa 6 vệt đen (Menlochilus sexmaculatus Fabr.) xuất hiện nhiều nhất, mật độ đạt 9,2 con/m
. Cả
3 loại thuốc trừ sâu Sieufatoc 36EC, Sieu sao 40EC và Diditox 40EC đều có hiệu lực trừ rệp cao;
hiệu lực cao nhất sau phun 10 ngày là thuốc Diditox 40EC, đạt 82,61%.
2

Toàn văn:

PDF (English)
Đăng ký
Tìm kiếm



Duyệt